Ngày 01/7/2012 hàng chục ngàn người Tầu Hồng Kông
xuống đường chống lại mẫu quốc dịp chủ tịch Hồ Cẩm Đào đến Hồng Kông mừng 15
năm được Anh quốc trao trả lại "tự do" cho cộng sản Tầu Bắc Kinh.
Hàng chục ngàn
người biểu tình tụ tập với quần
áo tang phục: màu đen và trắng. "Quyền (dân chủ và tự do) của
chúng tôi đang
bị đe dọa nghiêm trọng," Anh Eric Lai
hô to trước những
người biểu tình, mặc dù Hồng Kông đang được
hưởng một đặc ân của
quyền tự chủ
từ Bắc Kinh. Tuy nhiên việc chuyển giao
quyền lực cho ông
Leung - người triệu phú, đã làm cho mọi người cảm thấy rõ ràng sự ảnh hưởng rộng
lớn của mẫu quốc tại đây.
Các báo chí quốc tế mau mắn đưa tin nóng hổi từ Hồng Kông:
- Cuộc biểu tình chống Chủ tịch Hồ đến thăm Trung Quốc ở Hồng Kông
- Cuộc biểu tình tại Hồng Kông: người biểu tình làm gián đoạn bài phát biểu của Chủ tịch Hồ
- Cuộc biểu tình vĩ đại tại Hồng Kông
- Cuộc biểu tình chống lại người đứng đầu mới của chính phủ Hồng Kông
- Cuộc biểu tình đông đảo nhất từ 10 năm qua
Các bản tin Việt ngữ của RAF
được đưa đi:
- Dân Hồng Kông chế giễu Chủ tịch TQ Hồ Cẩm Đào
- Hongkong biểu tình phản đối 15 năm bị trao trả lại cho TQ
Vào buổi chiều, đường phố của
Hồng Kông đông đúc người biểu tình xuống đường diễu hành với trống và cờ xí ở
phía trước của tòa nhà chính phủ thực dân Anh.
Cuộc biểu tình mạnh mẽ chống
lại chính quyền Tầu đã đi kèm với lễ nhậm chức của thủ tướng mới của Hong Kong,
ông Leung Chunying. Một người đàn ông hô to đã làm gián đoạn bài phát biểu của
chủ tịch Hồ Cẩm Đào.
Nhiều lần người biểu tình này
cố gắng hô to nhằm quấy rối bài phát biểu của Hồ Cẩm Đào, trên tay ông ta vẫy một
lá cờ nhỏ. Ông lớn tiếng yêu cầu lên án vụ thảm sát tàn bạo trên quảng trường
Thiên An Môn vào năm 1989 và phải kết thúc "độc đảng cai trị" ở Tầu. Người biểu
tình này nhanh chóng đã được cảnh sát hộ tống ra bên ngoài. Đây là cuộc biểu
tình vĩ đại công khai đầu tiên chống lại ông Hồ.
3,4 triệu cử tri đăng ký hợp
lệ của HK có thể bỏ phiếu lựa chọn các hội đồng khu phố của Hồng Kông và một
nửa trong số các đại biểu. Nhưng cuộc bầu cử trực tiếp cho người đứng đầu guồng
máy chính quyền của HK thì người dân HK đang bị tước đoạt quyền chọn lựa. Bắc
Kinh hứa hẹn với người dân Hồng Kông sẽ được lựa chọn người đứng đầu chính phủ
lần đầu tiên sớm nhất là vào năm 2017 và vào năm 2020 sẽ được bỏ phiếu cho tất
cả dân biểu.
Nhà triệu phú ngành địa ốc,
ông Leung, 57 tuổi là người đương nhiệm thứ ba, kể từ 15 năm trước đây khi HK bàn
giao từ thuộc địa cũ của Anh trả lại cho chính quyền Bắc Kinh. Ông Leung được
bầu vào tháng Ba năm 1012 từ một ủy ban gồm 1.200 người thương gia tầm cỡ vào
vai trò của thủ tướng HK, việc bầu cử này phần lớn dựa vào chỉ đạo quyết định từ
xa của Bắc Kinh. Tại HK tiếng tăm của ông Leung tụt xuống vì người dân HK cho
ông là "thân" với
mẫu quốc Bắc Kinh và cách xa dân nghèo.
Biểu tình
vĩ đại tại HK chống Hồ Cẩm Đào làm cho trông người mà ngẫm… đến ta
Từ Hồng Kông nhìn về Việt Nam có thể thấy chính quyền cộng
sản tại Hà Nội với 14 người đầu sỏ chẳng khác chi những con chuột đang run rẩy
trước con rắn độc Bắc Kinh. Niềm tự hào dân tộc của họ đã bị thắt chặt vào cái
rọ của 4 tốt và 16 chữ vàng.
Dân tộc Việt Nam đang bị tê dại dần trước sự xâm lấn của giặc phương Bắc. Chẳng còn điều gì đau lòng quặn thắt cho bằng tựa đề bài báo nói lên sự đối kháng giặc xâm lăng: "Biểu tình tại nhà" hoặc là "Không cho biểu tình ngoài đường thì tôi biểu tình tại nhà". Thay vì phải mạnh mẽ, hừng hực đấu tranh chống xâm lăng thì csVN làm cho người dân yêu nước theo kiểu biểu tình "chui".
Nếu TBT Nguyễn Phú Trọng đã can đảm giương cao nghĩa khí đấu tranh trong phát biểu tại buổi tiếp xúc cử tri quận Ba Đình, Hà Nội, ngày 29/6/2012: "Kiên quyết giữ vững độc lập, chủ quyền, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ. Đó là yêu cầu thiêng liêng, đối với thành quả mà rất gian khổ chúng ta mới giành được", thì chính ông phải thả ngay người nhạc sĩ yêu nước Việt Khang, một anh hùng trẻ tuổi đang có thể làm cho tinh thần dân tộc chống ngoại xâm dâng lên cao độ qua 2 bài hát "Anh Là Ai?" và "Việt Nam Tôi Đâu?"
Nơi đây chúng ta lại được nhắc thêm lời của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã phát biểu tại buổi tiếp xúc cử tri tại quận 1 và 3, TP HCM, hôm 2/5/2012: "Lập trường trước sau như một của Việt Nam là bảo vệ độc lập chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia. Việc này không phải chỉ bằng nhận thức mà phải bằng hành động, tức là phải xác lập chủ quyền biển đảo".
Nếu Quốc hội khóa XIII thông qua Luật Biển Việt Nam tại Kỳ họp thứ 3 vừa qua là một thành công rất lớn, TBT Trọng cho rằng, Luật đã quy định rất rõ: "Hoàng Sa, Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam", thì chính ông TBT và CT nước phải lập tức thả ngay "Điếu Cày", một người tiên phong chống giặc phương Bắc của thời đại mới với biểu ngữ "Hoàng Sa và Trường Sa là của ta". Quốc hội VN đang phải nhai lại tư tưởng của Điếu Cày!
Nếu TBT Nguyễn Phú Trọng và CT Trương Tấn Sang đặt lợi ích quốc gia và biên giới biển đảo là giang sơn của cha ông đã ngàn đời giữ lấy, thì phải vất Luật biểu tình của thủ tướng Dũng vào ngay sọt rác, đó là những dây lòi tói trói chặt và được nối dài của Bắc Kinh đã làm cho nhuệ khí của các hậu duệ Thánh Dóng tàn lụi.
Nếu TBT Nguyễn Phú Trọng và CT Trương Tấn Sang còn tư cách là một người Việt Nam yêu nước thì họ phải giải tán ngay lập tức lực lượng công an, cảnh sát chìm nổi đang quấy rối, đánh đập, bắt bớ người biểu tình yêu nước ở VN.
Người dân Việt Nam hy vọng những
gì đồng chí TBT Trọng đã xác định "Một tấc đất cũng phải bảo vệ", thì điều này phải được hành động và phải được
đồng lòng của cả dân tộc. Nếu không có hành động kèm theo thì sự tín nhiệm vào
ông TBT Nguyễn Phú Trọng, tức là
của 3 triệu đảng viên đảng cộng sản VN chẳng còn gì ngoài một bè lũ bán nước và phản
bội dân tộc.
Đồng chí TBT Nguyễn Phú Trọng và CT Trương Tấn Sang đừng để sách sử Việt Nam
sau này phải ghi về đảng csVN như sau: từ bọn bành trướng xâm lược Bắc Kinh đã
trở thành những ông chủ lớn của nhóm đầu sỏ Ba Đình.
Đã đến lúc người dân Việt Nam cần có cản đảm như người dân
Hồng Kông phải biết tự mình đứng lên bày tỏ lập trường bảo vệ Biển Đông đối với
những kẻ "thân cộng sản Tầu".
Hà Long
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét